Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU: TÊN THỰC ỨNG VỚI ĐỜI THỰC?

Trái ngược với cái tên Minh Châu "đẹp như mộng", thuở mới lọt lòng, nhà văn tài năng của chúng ta đã được các cụ thân sinh đặt cho cái tên thậm xấu: Nguyễn Thí. Vâng, Nguyễn Thí, vì đó là đứa con "thêm nếm" (tức con út) mà các cụ được Trời Phật ban cho.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu

Minh Châu là một cái tên thật đẹp. Có lẽ vì vậy mà trong kỷ yếu "Nhà văn Việt Nam hiện đại" xuất bản lần gần đây nhất, hai chữ này đã xuất hiện trong bút danh của... bốn nhà văn, gắn với bốn cái họ khác nhau: họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Nông, họ Tạ. Trong đó, ông Minh Châu họ Nguyễn được giới văn học nhắc tới nhiều hơn cả. Kể thì cũng dễ hiểu: Trong "tứ trụ Minh Châu" nói trên, đến nay Nguyễn Minh Châu vẫn là nhà văn duy nhất đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.

Thế nhưng, trong một lần trò chuyện với bà Nguyễn Thị Doanh, quả phụ của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tôi đã thực sự bất ngờ khi được biết rằng: Trái ngược với cái tên Minh Châu "đẹp như mộng" ấy, thuở mới lọt lòng, nhà văn tài năng của chúng ta đã được các cụ thân sinh đặt cho cái tên thậm xấu: Nguyễn Thí. Vâng, Nguyễn Thí, vì đó là đứa con "thêm nếm" (tức con út) mà các cụ được Trời Phật ban cho. Còn vì sao sinh trưởng trong một gia đình khá giả mà ông lại bị cha mẹ đặt cho cái tên đáng ngán ngẩm như vậy? "Thì cũng là cách đặt tên cho dễ nuôi như quan niệm của phần đông dân ta khi ấy"- bà Doanh giải thích.

Cũng theo bà Doanh cho biết: Chỉ đến khi Nguyễn Thí đến tuổi đi học, bố mẹ ông mới tìm cách đặt lại tên cho ông (là Minh Châu). Như vậy, cái tên Minh Châu không phải do nhà văn chọn lựa khi cầm bút viết văn.

Không biết có phải do mặc cảm với cái tên Nguyễn Thí bố mẹ đặt cho từ thuở lọt lòng mà bình sinh, ông nhà văn vốn dĩ có nhiều độc giả này lại rất e ngại khi phải đối mặt với... đám đông. Trong những ghi chép cuối cùng (có tên gọi "Ngồi buồn viết mà chơi") được thực hiện trong những ngày nằm điều trị tại Viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ".

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn từng kể (trong sách "Nghiệp văn" - NXB Văn hóa - Thông tin, 2001), quãng năm 1973, 1974 gì đó, vào độ giáp Tết, Nguyễn Minh Châu không may bị bệnh phải đi nằm viện. Khi ông hồi phục, ra viện thì cũng vừa hay… hết Tết. Trái ngược với tâm trạng của bạn bè, người thân (áy náy, thương cảm vì ông không được hưởng những ngày vui), Nguyễn Minh Châu lại có một thái độ rất thoải mái. Theo ông tiết lộ thì việc nằm viện vậy là ông "đã tránh được ít ngày phải sống giữa một cơn điên". Ý ông muốn nói, ông đã thoát được những ngày con người phải sống với những lễ lạt, giao tiếp căng thẳng.

Nguyễn Minh Châu tự nhận mình không thuộc diện lợi khẩu. Chính vì thế ông rất ngại khi được mời phát biểu trong các buổi tọa đàm, hội thảo. Ông thật thà kể: "Tôi rất sợ máy micrô. Một lần ở thư viện của một thành phố, người ta cứ nằng nặc bắt tôi nói trước máy để cả đám đông của hội trường có thể nghe. Vừa nói được vài câu qua máy, tôi đã mất bình tĩnh vì vừa nói tôi vừa nghe thấy cái tiếng nói của mình và tự nhiên phát hoảng, không còn là tiếng nói hàng ngày của mình nữa mà y như có ai đang nhại mình bằng một thứ giọng ma quỷ". Lại một lần khác, ông bị người ta kéo đi nói chuyện với học sinh một trường cấp III. Từ trên bục diễn giả nhìn xuống, ông thấy hai phần ba thính giả là nữ, và các cô gái này cứ nói chuyện rào rào, không có vẻ gì là đang nghe ông nói. Bị mất hứng, giọng nhà văn cứ ỉu dần, ỉu dần và mới được có nửa buổi ông đành phải cho kết thúc bài và xin phép… cáo từ.

Nhà thơ Vũ Cao, nguyên Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi Nguyễn Minh Châu có thời kỳ làm biên tập văn xuôi cũng từng kể: "Trong những buổi họp cơ quan hoặc họp chi bộ, hễ thấy anh giơ tay xin phát biểu ý kiến thì lập tức tôi nói khẽ với đồng chí ngồi cạnh: Này, ông Châu lại sắp nói sai đấy. Và quả nhiên, anh chỉ nói hẳn hoi được một hai câu, còn sau đó là "sai" hết. Tôi nói "sai" là so với cách nghĩ thông thường của nhiều người khác...". Vũ Cao cũng nhớ lại những ấn tượng của ông khi lần đầu gặp Nguyễn Minh Châu: "Một con người nhỏ bé, đi chân chữ bát, đầu hơi cúi xuống. Anh có vẻ nhút nhát".

Không chỉ là nhút nhát, vụng về trong phát biểu, nói năng, mà trong công tác cũng như trong sinh hoạt thường ngày, Nguyễn Minh Châu cũng luôn thể hiện là người không thật... nhanh nhẹn. Nói chính xác thì ông hầu như là người "chỉ biết viết thôi, chẳng biết gì" (cải biên từ một câu thơ của Xuân Diệu). Hiện nhiều anh em trong Quân đội còn lưu truyền câu chuyện về thời kỳ Nguyễn Minh Châu làm lính trinh sát cho một đại đội thuộc Đại đoàn Đồng Bằng. Một lần, chỉ huy đơn vị kéo ông cùng đi thị sát chiến trường, chuẩn bị cho một trận công đồn. Đêm tối như hũ nút, theo chân Nguyễn Minh Châu, vị chỉ huy lần lượt vượt qua những vạt ruộng, những bờ tre... mà không gặp phải trắc trở nào cả. Không gian im ắng đến không ngờ. Cứ vậy, đến gần sáng, khi gà te te gáy, nghe tiếng kẻng vang xa, vị chỉ huy chắc mẩm đó là tiếng kẻng báo thức phát ra từ đồn địch... Nào ngờ, trước mặt lại chính là điểm trú quân của bộ đội ta. Sau đận đó, nghe nói Nguyễn Minh Châu được điều làm việc khác. Nhận xét về chuyện này, vị chỉ huy nói trên đã buông một câu: "Chẳng sao, đồng chí ấy tuy là một trinh sát tồi nhưng viết văn giỏi".

Nhà văn Lê Lựu, trong một lần kể chuyện Nguyễn Minh Châu giúp vợ chồng ông tìm mua nhà, đã không quên nhắc lại sự hồn nhiên đãng trí của Nguyễn Minh Châu: "Hút hết điếu thuốc lá, nhấp một ngụm nước chè tôi vừa pha, anh mới nói đầy vẻ tự tin: Mình kiếm được nhà cho ông rồi". Lê Lựu mừng rỡ, muốn kêu lên vì sung sướng: "Không thể ngờ anh lại đem đến cho tôi một niềm vui lớn, đột ngột đến thế". Nhưng khi ông hỏi nhà văn đàn anh "ở chỗ nào hở anh?" thì Nguyễn Minh Châu bất chợt lúng túng "chết chửa, mình lại quên không để ý số nhà". "Thế ở phố nào ạ?". "Phố..ả...à...à. mình... cũng không nhớ nữa". Phu nhân của nhà văn Lê Lựu nghe vậy, sốt ruột không đừng được, chêm vào: "Thế bác có nhớ ở mạn nào không ạ?". Nguyễn Minh Châu xem chừng... bất lực. Ông thở dài, đứng dậy: "Thôi, để mình đi lại".

Có lẽ vì tật đãng trí như vậy mà trong làng văn, hiện vẫn lưu truyền câu chuyện vui về việc Nguyễn Minh Châu tập đi xe máy mãi mà vẫn không phân biệt được rạch ròi đâu là số, đâu là côn, là phanh, để rồi rốt cục, ông không tài nào điều khiển được xe đi, xe dừng. Để đỡ tốn sức, tốn thời gian, Nguyễn Minh Châu bảo bạn: "Thôi vậy ông ạ, với tôi xe đạp vẫn thuận hơn". Từ đó, người ta lại thấy nhà văn bạn đường với chiếc xe đạp tòng tọc, lủng lẳng bên tay lái chiếc mũ lá (xem "Giai thoại làng văn Việt Nam"- NXB Văn hóa Dân tộc, 1999).

Về việc này, tôi đã có dịp hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Doanh. Bà Doanh cho hay: Cả đời, chưa bao giờ chồng bà tập đi xe máy, vì đối với vợ chồng bà, xe máy bấy giờ là một thứ quá xa xỉ. Suốt đời, nhà văn Nguyễn Minh Châu chỉ đi chiếc xe đạp mà ông được mua từ năm 1959. "Nhà tôi dùng nó suốt 30 năm, tới khi anh ấy mất - Bà Doanh nhớ lại - Nó tróc ghẻ, lọc xọc. Đến nỗi, có hôm khách khứa ngồi chờ, tôi nghe thấy tiếng lọc xọc ngoài đường, tôi bảo, nhà tôi về rồi". Ông khách ngạc nhiên hỏi: "Sao chị biết?". Tôi nói: "Chỉ cần nghe tiếng xe kêu là tôi biết". Hiện chiếc xe tôi vẫn giữ cái khung. Có ông sửa xe gạ mua, nhưng tôi không bán. Tôi dành để tặng nó cho Bảo tàng Nhà văn".

Theo bà Doanh, có thể người ta "nhầm chuyện xe máy với chuyện nhà tôi sử dụng máy chữ. Chẳng là, gần nhà tôi có anh An đánh máy chữ rất giỏi. Nhà tôi trông thấy thèm lắm, mơ ước mua được một cái. Đến khi có máy rồi, nhà tôi kỳ cạch xoay xoay gõ gõ mấy ngày liền, xong cũng chẳng chữ nào ra chữ nào".

Lý giải việc nhà văn Nguyễn Minh Châu không thạo những việc xem ra rất đơn giản đối với đại đa số những người... bình thường, bà Doanh cho rằng, vì chồng bà là con út, hồi bé lại được bố mẹ cho đi học suốt nên "lớn lên có biết làm gì đâu". Bà Doanh lấy ví dụ: "Tôi nhớ, có lần nhà tôi nối được cái dây may so ở bếp điện khiến nó đỏ lên được, anh ấy mừng lắm, cứ xuýt xoa chờ vợ con khen. Tôi động viên anh: "Bố nó tiến bộ quá". Thế là anh ấy thích lắm". Và bà kết luận: "Nói chung, nhà tôi là một người quan sát việc đời rất tinh tế nhưng lại rất lóng ngóng việc nhà. Bản thân tôi cũng cố để anh ấy không phải dúng tay vào những việc này. Về nội trợ trong nhà, việc duy nhất mà tôi hướng dẫn anh ấy làm được là việc... rang cơm"

PHẠM THÀNH CHUNG
Nguồn: VNCA

XEM BÀI KHÁC:





Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

HÒA HIẾU, TỰ CHỦ ĐỂ CÓ HÒA BÌNH THỰC SỰ

Trong lịch sử hàng nghìn năm phát triển không dễ dàng gì, người Việt luôn lấy hòa hiếu làm phép đối nhân xử thế truyền thống của mình. Và ngay cả trong những thời điểm hiểm nghèo nhất, để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, Việt Nam vẫn biết nói theo cách mềm mỏng của vị vua võ công hiển hách Trần Nhân Tông trong buổi tiếp sứ thần phương Bắc sau ba lần đại thắng quân Nguyên năm 1288: “Càn khôn kiêm ái vô Nam Bắc/ Hà hoạn vân lôi phục hữu truân” (Trời đất vốn một lòng thương yêu không phân biệt Nam với Bắc. Còn lo gì gặp bước gian truân trong gió mưa sấm sét). Mềm mỏng không phải bao giờ cũng là thế yếu mà nhiều khi buộc các đối tác phải tôn trọng và kính trọng ta hơn.

Năm 987, đời vua Lê Đại Hành, nhà Tống cử một người cũng vào hạng cao nhân là Lý Giác đi sứ sang nước ta. Vua Lê Đại Hành sai thiền sư Pháp Thuận giả làm người coi sông ra đón. Là một người ham thích văn chương, Lý Giác nhân nhìn thấy hai con ngỗng đang tung tăng bơi lội trên sông, đã ngâm nga đầy ngẫu hứng và cũng đầy ẩn ý: “Nga nga lưỡng nga nga/ Ngưỡng diện hướng thiên nha” (Ngỗng ngỗng hai con ngỗng. Đều ngửa mặt nhìn phía chân trời). Đúng là khẩu khí của người tự cho mình đại diện của “thiên triều”. Thế nhưng, không chút ngập ngừng hay bối rối, người đang cầm mái chèo đưa Lý Giác đi trên sông đã ứng khẩu ngay hai câu tiếp vần với thơ của sứ thần phương Bắc: “Bạch mao phô thủy lục/ Hồng trạo bãi thanh ba” (Nước lục phô lông trắng/ Chèo hồng sóng xanh bơi). Trữ tình nhưng cũng ngang tàng đấy chứ! Biết người, biết của, Lý Giác lấy làm thích thú và khi về đến sứ quán, đã làm thơ gửi tặng “người coi sông” Pháp Thuận 8 câu thơ, sách cũ đã tạm dịch như sau:

“May gặp thời bình được giúp mưu,
Một mình hai lượt sứ Giao Châu.
Đông Đô mấy độ còn lưu luyến,
Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.
Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,
Xe qua rừng biếc, vượt dòng sâu.
Ngoài trời lại có trời soi nữa,
Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu”.

Thiền sư Ngô Chân Lưu, tức Khuông Việt Đại sư, đã bình bài thơ này với vua Lê Đại Hành: “Thơ này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống!”.

Bản tính người Việt vốn hiền hòa, khiêm nhường, chỉ muốn an cư để lạc nghiệp. Cũng chính vua Trần Nhân Tông đã viết trong bài thơ tiễn sứ thần phương Bắc đã kể ở trên: “Thác khai địa giác giai hoà khí/ Tịnh hiệp thiên hà tẩy chiến trần” (Mảnh đất mới mở rộng cũng có hòa khí. Kéo thiên hà rửa sạch bụi chiến tranh). Vừa ở trên thế thắng ngoài sa trường mà khi hòa bình lập lại, khẩu khí vẫn ôn hòa như thế, đấy đâu chỉ là phép ngoại giao. Đại thi hào Nguyễn Trãi khi vâng mệnh người anh hùng dân tộc Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô cũng tỏ rõ thái độ của người Việt trước các kẻ thù đã biết sợ: “Ta khoan dung oai thần, cũng rộng mở lòng trời, sinh phúc”. Không thù dai và không hận lâu, bởi lẽ chỉ tinh thần hòa hiếu mới khả dĩ giúp tránh khỏi những họa binh đao không đáng xảy ra.

Chúng ta lắm khi chỉ muốn được như người là đã cảm thấy tốt lắm rồi, chứ ít khi ham ganh đua vượt thiên hạ, vì chúng ta biết quá rõ rằng, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, cách ứng xử tốt nhất là mình làm hợp sức, điều kiện và “thung thổ” của mình. Nhà văn hóa Phạm Đình Hổ (1768-1839) đã nhận định trong sách Vũ trung tuỳ bút:

“Ta thường xem bản đồ trong nội các, mới biết hình thế non sông nước ta so với nước Trung Hoa cũng không kém gì… chỉ có nhỏ hơn mà thôi.


Quang cảnh Lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Nguyễn Dân.
Từ đời Lạc Hùng mở cõi trở về sau, đến đời nhà Lý thì phong thói chất phác, đời nhà Trần thì phong thói trung hậu, đời nhà Lê về năm Quang Thuận, Hồng Đức (cả hai đều là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông trong hai giai đoạn từ 1460 tới 1469 và từ 1470 tới 1497) thì trị giáo xương minh; phong khí các đời trước còn có thể biết được. Lại những nhân vật, trung thành như Tô Hiến Thành, học vấn như Chu Văn Trinh; văn chương như Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi; kinh tế như Nguyễn Trãi, Nguyễn Duy Ý; lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan; huân nghiệp như Lý Ông Trọng, Khương Công Phụ; thần kỳ như Chử Đồng Tử, Đổng Thiên Vương. Lại còn dòng dõi Thiền Tông ở chùa Trúc Lâm, Hương Tích; đạo hạnh tu hành như An Kỳ, Phạm Viên, đều là tinh anh non sông đúc lại, các nhân vật ấy nay còn có thể biết được…”.

Đất như thế và người như thế, thì tinh thần tự chủ nhưng không tự ngạo luôn là điều căn bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong tình hình lịch sử cụ thể của thời Trung cổ, không thể không ứng xử theo lý luận quen thuộc “lấy lễ mà thờ” nhưng cha ông ta không bao giờ để mất sĩ khí quốc gia: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…” (thơ Lý Thường Kiệt). Khi giặc đến nhà thì “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh…”, đúng như nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu đã viết ở thế kỷ XIX.

Đến thế kỷ XX, ngay từ khi còn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, đã có không ít bậc chí sĩ không tiếc đời tiếc sức để đi tìm con đường cứu nước theo đúng những điều cha ông đã dạy. Tuy nhiên, chỉ những người cộng sản chân chính mới thực sự phát huy được tinh thần hòa hiếu nhưng tự tôn có từ hàng nghìn năm nay. Đã có quá nhiều thí dụ cụ thể minh chứng, nhờ biết tiếp nhận những góc độ thiên thời, địa lợi, nhân hoà nhất trong kho tàng đồ sộ của học thuyết Mác - Lênin để tư tưởng cách mạng vô sản hòa đồng với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh lịch sử cụ thể thời bấy giờ. Những chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Ái Quốc đã giúp cho cách mạng vô sản Việt Nam ngay từ đầu đã mang sắc thái giải phóng dân tộc rõ rệt và không bị lôi cuốn quá đà theo những sai lệch hoặc bốc đồng đã từng có trong phong trào cách mạng vô sản thế giới ở một số thời điểm nhất định. Không có ai có thiện chí hoặc không chống lại cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho Việt Nam lại không được Bác Hồ đánh giá như những đồng minh, hiện hữu hoặc tiềm năng.

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, Bác Hồ đã tỉnh táo nhận ra ngay những lực lượng mà chúng ta có thể tranh thủ để tăng thêm điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ngày 22/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố rất rõ ràng: “Trong vài năm qua, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển mà đương nhiên đã đưa dân tộc Việt Nam tới vị trí hiện nay. Sau 80 năm dưới sự đô hộ của Pháp và sự kháng cự mặc dù kiên cường nhưng không thành công của Việt Nam, cuối cùng, chúng tôi đã thấy Pháp thất bại ở châu Âu và sau đó là sự phản bội của họ đối với các nước Đồng minh lần lượt vì quyền lợi của Đức, rồi Nhật Bản. Mặc dù lúc đó các nước Đồng minh đang ở thế bất lợi, người Việt Nam đã gác sang một bên tất cả những khác biệt trong quan điểm chính trị, thống nhất lại trong Mặt trận Việt Minh…”.

Cũng phải nói rằng, ngay từ năm 1941, Bác Hồ đã khẳng định rằng người Việt Nam sẵn sàng đứng về phía Đồng minh chống phát xít và đã duy trì quan hệ với một số sĩ quan trong quân đội Mỹ có cảm tình với Việt Minh, như viên Trung úy Charles Fenn trong Cơ quan phục vụ chiến lược của Mỹ (OSS)… Và đối với Chính phủ Pháp, Người cũng cố gắng tìm ra những điểm chung có thể có để tháo gỡ những căng thẳng thời kỳ đó ở Đông Dương.

Trong đáp từ tại buổi chiêu đãi của Chủ tịch Chính phủ Pháp G.Biđôn ngày 20/7/1946, khi Bác Hồ dẫn đầu đoàn đại biểu Nhà nước ta sang thăm nước Pháp, Người cũng đã nhấn mạnh: “… Sự thành thực và tin cẩn lẫn nhau sẽ san phẳng được hết thảy những trở ngại. Chúng ta chẳng đã ruồng bỏ được chủ nghĩa đế quốc xâm lược và chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi không còn thích hợp với thế giới hiện đại đấy ư? Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác)…”.

Khó có thể hòa hiếu được hơn trước với một quốc gia đang lăm le trở lại phục hồi quá khứ thực dân cũ như nước Pháp của những năm 40-50 thế kỷ trước. Thế nhưng, khi kẻ thù đã bộc lộ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thì cũng chính Bác Hồ đã đanh thép tuyên bố: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!…”.

Bác Hồ của chúng ta từ rất sớm đã nhận thức rõ ràng với sự anh minh rất phương Đông và Việt Nam rằng, lúc nào cũng phải bám chắc vào nền tảng yêu nước, thương nòi để tiến hành công tác đối ngoại hợp lý, có lợi cho mình mà không làm tổn hại phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc chung trên trường quốc tế. Chính sách lược và chiến lược vừa mềm dẻo, vừa nhất quán đó đã giúp chúng ta có được những đồng minh hoặc những lực lượng đồng tình khá tin cậy trong các giai đoạn khác nhau của con đường giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Đó đã là một truyền thống văn hiến  hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm nay trên dải đất hình tia chớp này: Yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu, nhưng không  bao giờ để ai đe dọa hay lũng đoạn, bởi lẽ, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”... Xưa đã thế và nay lại càng thế. Bác Hồ đã hơn một lần nhắc tới câu mà Bác đã viết không lâu trước khi từ giã cõi trần về nơi vĩnh hằng, ngày 3/11/1968: “Nhân dân ta rất yêu quý hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng đó là hòa bình thực sự trong độc lập, tự do”.

CHÍNH NHÂN
Theo ANTGCT
XEM BÀI KHÁC:



NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH: CÓ NHỮNG NỖI BUỒN TRONG VEO

Nguyễn Nhật Ánh được mặc định là nhà văn viết cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn nên người ta thường ấn tượng nét hồn nhiên, hóm hỉnh trong thế giới truyện của ông. Nhưng đọc kỹ Nguyễn Nhật Ánh mới thấy rằng, đâu đó, vẫn có những cuốn sách mà khi khép lại, nỗi buồn như hơi sương lạnh luồn lách vào tim. Đó là “Mắt biếc”, “Đi qua hoa cúc”, “Còn chút gì để nhớ” ... và bây giờ: “Ngày xưa có một chuyện tình”.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

“Đảo mộng mơ”, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”, “Chúc một ngày tốt lành”… có thể coi là những truyện dài dành rặt cho lũ con nít lóc chóc với vô vàn trò chơi vui nhộn, thế giới ngộ nghĩnh của con vật đáng yêu.

Nhưng đa phần truyện của Nguyễn Nhật Ánh viết về tuổi 14, 15, 16 ẩm ương. Cái tuổi mà lũ con trai đã bắt đầu biết ngượng ngùng, đỏ mặt khi muốn bắt chuyện với tụi con gái như “Bảy bước tới mùa hè”, “Những cô em gái”, “Ngồi khóc trên cây”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cô gái đến từ hôm qua”…

Tuổi ấy đã chán trò chơi con nít, đã biết chớm buồn vì một đôi mắt nhung của con nhỏ hàng xóm mà ngày xưa mình hay đá đít, cốc đầu. “Tình iu” ở đây đơn giản là chuyện say nắng của tụi nhỏ, còn vô tư, chưa nghĩ ngợi xa xôi.

“Mắt biếc”, “Đi qua hoa cúc”, “Còn chút gì để nhớ” cũng là câu chuyện tình yêu đầu đời nhưng nó khiến người ta buồn nhiều hơn vui vì cái dư âm tan tác của một mối tình đơn phương hoa mộng. Tình ở đây đã lớn hơn và vẫy vùng trong bi kịch. Trong “Mắt biếc”, tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan và làng Đo Đo nghèo thì trái tim Hà Lan lại không mở cửa cho anh.

Để rồi, đoạn cuối mối tình, Ngạn bỏ xứ ra đi vì không thể nguôi ngoai hình bóng cũ. Còn Trường trong “Đi qua hoa cúc” cũng đành nhìn chị Ngà từ xa, coi đó như nữ thần của lòng mình chứ không dám thổ lộ nụ hồng đang hé. Người phụ nữ  Trường yêu cuối cùng phải trầm mình xuống sông để thoát tiếng dị nghị của người đời về chuyện chị bị một người đàn ông lừa tình.

Chương của “Còn chút gì để nhớ” có một chuyện tình áo trắng thơ ngây, ngọt ngào nhưng vì quan điểm gia đình, thời thế thay đổi mà người xưa ngoảnh mặt làm ngơ, tình nhỏ vỡ như bong bóng mưa. Những câu chuyện đó đều kết thúc không có hậu hoặc bỏ ngỏ khiến người đọc trĩu nặng một nỗi buồn mênh mông và tiếc nuối. Câu chuyện buồn đeo đẳng mãi khiến nhiều độc giả viết thư cho Nguyễn Nhật Ánh trách tại sao ông lại đối xử với nhân vật của mình như vậy.

Nguyễn Nhật Ánh từng tâm sự: “Theo đuổi nghề văn là chấp nhận sống dưới áp lực thường trực và từ nhiều phía. Áp lực của độc giả. Áp lực của sự đổi mới. Áp lực của sự vượt qua chính mình”.  Là nhà văn best seller, áp lực càng lớn. Vậy nên, với “Ngày xưa có một chuyện tình”, lần đầu tiên ông để nhân vật của mình lớn lên, giải quyết những vướng mắc mà tuổi hoa niên họ trót tạo ra chứ không để ngỏ như những tác phẩm trước.

Nội dung truyện xoay quanh tình bạn của Phúc và Vinh, rồi đến tình yêu tay ba của họ với cô gái tên Miền. Từ tình yêu thời học sinh cho đến khi kết truyện họ đã 45 tuổi. Vẫn biết Nguyễn Nhật Ánh thích kể chuyện ở ngôi thứ nhất bởi khi xưng “tôi”, ông hoàn toàn nhập tâm vào nhân vật để kể thật nhất bao miên man hạnh phúc, khổ đau, để được trở về trọn vẹn trên sân ga tuổi nhỏ. Nhưng cách ông hóa thân lần lượt vào bốn nhân vật: Vinh, Phúc, Miền và bé Su (con của Miền) trong một truyện thì cực hiếm.

Tự làm mới và làm khó mình như thế nên Nguyễn Nhật Ánh phải viết đi viết lại nhiều lần mới xong tác phẩm này. Điều độc đáo còn ở chỗ đây là lần đầu tiên ông đặt mình vào vị trí của một nhân vật nữ. Nguyễn Nhật Ánh phải mất nhiều thời gian tìm hiểu kỹ tâm tư con gái khi đối mặt với hai chàng trai theo đuổi mình, những chuyện khủng khiếp như chửa hoang, chuyện thay đổi cơ thể vì có thai…

Hóa thân vào bốn nhân vật mới thấy Nguyễn Nhật Ánh là nhà tâm lý học sâu sắc và tài tình như thế nào. Ông dùng ngòi bút của mình giải phẫu tâm trạng phức tạp của từng nhân vật từ nam đến nữ, từ bé đến lớn một cách rất tinh tế và logic.

Đọc “Ngày xưa có một chuyện tình”, người ta hiểu, Nguyễn Nhật Ánh đã đau lòng thế nào, trăn trở ra sao trước vấn nạn cuồng ghen rồi giết chết người tình hoặc tình địch mà báo chí phản ánh ra rả hằng ngày. Đòn thù càng tăng, lòng người càng hả hê và ngụy biện bằng ngôn từ hoa mỹ “vì tôi quá yêu”.

Nếu đọc được cuốn sách này, tôi tin chắc lửa thù trong họ sẽ nguội tắt mà đưa tình yêu thương, vị tha lên ngôi. Tác giả gửi gắm rất nhiều thông điệp mà những người sắp, đã và đang yêu có thể chiêm nghiệm: “Tình yêu không phải là một trận tuyến và trái tim người con gái cũng không phải bốt đồn. Nó cũng khác với tiền bạc và quyền lực, không phải là thứ để tranh đoạt và có thể tranh đoạt.

Dĩ nhiên tôi có thể nhắc lại những gì tôi đã làm cho Miền để khiến em mủi lòng nghĩ lại và gạt bỏ ý định ra đi. Nhưng thành công trong việc níu kéo một đôi chân bằng cách đánh vào lòng trắc ẩn chẳng khác nào thừa nhận sự thất bại trong việc chinh phục một tâm hồn. Tình yêu đâu phải hành động trả ơn, càng không phải là hành động từ thiện”.

Hồi ra mắt “Ngồi khóc trên cây”, ông bảo cái tạng mình không hợp để viết về chuyện bạo lực, máu me hay xảy ra trong môi trường học đường bây giờ. Có lần thằng cháu rủ xem phim kinh dị được quảng cáo là “hay hết sẩy”, xem xong ông bị ám ảnh cả mấy tháng liền, đêm ngủ còn la hét.

Ông biết mình không viết nổi về cái ác. Nhưng nhà văn thì không thể thờ ơ trước vấn nạn thời cuộc, nhất là khi người ta nhân danh tình yêu để nhúng tay vào tội ác. Nên “Ngày xưa có một chuyện tình” ra đời để cảnh tỉnh bằng trang văn vẫn rất… Nguyễn Nhật Ánh: nhẹ nhàng, trong sáng và tình cảm.

Có một điều gây chú ý và tranh cãi khi Nguyễn Nhật Ánh băn khoăn không biết nên gắn mác 16+ cho tác phẩm này hay không. Ông nghĩ truyện có cảnh ân ái giữa Phúc và Miền, nếu trẻ em dưới 16 tuổi đọc thì không hợp cho lắm. Nhưng nếu gắn mác16+  thì người ta lại bảo câu khách. Biết chuyện, ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ liền đọc ngay bản thảo rồi đưa cho đứa con mới 13 tuổi đọc thử. Hỏi “Con thấy cảnh đó có gì ghê gớm không?”, đứa con lắc đầu quầy quậy “Con thấy bình thường mà ba”.

Tôi cũng thấy cảnh “nóng” ấy không nguy hiểm đến mức phải gắn mác giới hạn độ tuổi bạn đọc. Trước đó, tác phẩm “Đi qua hoa cúc” cũng có cảnh ân ái của Ngà với Điền, sách không gắn mác và rõ ràng bao nhiêu năm qua đi, độc giả không la ó gì. Cái đọng lại vẫn là tình yêu chân thành, bền bỉ của Trường và nỗi buồn anh mang bởi cách viết của nhà văn không hề nhuốm màu dung tục.

Nếu giả sử “Ngày xưa có một chuyện tình” được chuyển thể thành phim điện ảnh, thì tôi tin chắc khung hình sẽ quay thế này: hai nhân vật Phúc và Miền hôn nhau trong nước mắt, tay Phúc khẽ cởi chiếc nút đầu tiên trên áo Miền. Tới đó cắt. Nối tiếp là cảnh toàn quay căn chòi nằm giữa cánh đồng lộng gió và máy quay hướng lên bầu trời đầy sao. Người ta tự khắc hiểu mà vẫn diễn tả được tâm trạng giằng xé, hạnh phúc lẫn đớn đau của hai người yêu nhau trong buổi chia ly, gần gụi đầu tiên và cũng là cuối cùng.

Nhà thơ Lê Minh Quốc nhận xét về ông bạn thân đồng hương xứ Quảng quả không sai: “Ánh là nhà văn mang tâm hồn nhà giáo. Các em thiếu nhi như trang giấy trắng, chưa tự nhận thức nên nhà văn không thể lột trần sự việc và để chúng chọn lọc được. Riêng Ánh biết cách chọn lọc những chi tiết, câu chuyện phù hợp để hướng thiện cho chúng một cách nhẹ nhàng, giáo dục mà như không giáo dục”.

“Ngày xưa có một chuyện tình” chắc chắn không thể đầu độc tụi nhỏ, không cổ súy các em “làm chuyện người lớn” khi còn khoác áo trắng học trò, mà nó giúp cho tuổi mới lớn hiểu rằng: vượt quá giới hạn ở lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới sẽ dẫn tới hậu quả mà chính họ không biết xử lý ra sao như nhân vật Miền, Phúc trong truyện. Và dẫu chuyện có lỡ làng, có thế nào đi nữa thì rất cần những cách ứng xử rất nhân văn, cao thượng như Vinh.

Nhà thơ Lê Minh Quốc ví Nguyễn Nhật Ánh là hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ. Ở “Ngày xưa có một chuyện tình”, ông cũng xuất hiện trong hình hài ấy, đó là bé Su. Su là người mào chuyện, đưa ra những “triết lý trẻ con” cực kỳ chí lý và đáng yêu từ một trái tim nhân hậu. Hoàng tử bé ấy vẫn trú ngụ trong thân xác của một nhà văn đã hơn 60 tuổi.

Tối tối nhâm nhi ít đậu phộng rồi  tập thể dục để sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn mà sáng sáng cần mẫn đắm chìm trên cánh đồng chữ chở về thuở hoa niên. Ông viết về hàng giậu mồng tơi, về cây me trước ngõ của một thời tưởng như xa lắm. Từ hành tinh tuổi thơ của mình, đều đặn mỗi năm, hoàng tử bé Nguyễn Nhật Ánh mang về cho người bao câu chuyện lóng lánh màu thiện lương, đẹp và trong sáng như sương mai. Dẫu đó có là nỗi buồn, một nỗi buồn trong veo của tuổi bước vào đời…

MAI QUỲNH NGA
Nguồn: VNCA 

XEM BÀI KHÁC:

·         NỖI OAN CỦA MÔN VĂN


Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

NỮ THI SĨ ANNA AKHMATOVA : TÌNH YÊU NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT

Anna Akhmatova (tên thật là Anna Gorenko) sinh năm 1889 tại Odessa, nhưng ngay sau đó gia đình chuyển về Hoàng Thôn (Saint -Petersburg). Hồi nhỏ, bà có biệt danh là “cô bé hoang dã” vì tính bạo dạn và bướng bỉnh.

Nữ thi sĩ Anna Akhmatova là một trong những đại diện xuất sắc của văn học Nga thế kỷ XX. Bà từng được giới thiệu ra tranh cử giải Nobel văn  học vào các năm 1965, 1966. Bà là người gìn giữ, phát triển những thành tựu rực rỡ của thơ Nga trong suốt những giai đoạn tiếp theo bằng đường thơ độc đáo của mình. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của bà (23/6/1899-23/6/2019), xin trân trọng giới thiệu câu chuyện tình của bà với họa sĩ Ý Modigliani.
Nữ thi sĩ Akhmatova và họa sĩ Modigliani.

Anna Akhmatova (tên thật là Anna Gorenko) sinh năm 1889 tại Odessa, nhưng ngay sau đó gia đình chuyển về Hoàng Thôn (Saint -Petersburg). Hồi nhỏ, bà có biệt danh là “cô bé hoang dã” vì tính bạo dạn và bướng bỉnh.

Tháng 4 năm 1910, bà lấy chồng là nhà thơ Gumilyov. Sau đó, đôi vợ chồng trẻ đi nghỉ tuần trăng mật ở Paris. Năm ấy Anna mới 20 tuổi. Nữ thi sĩ đẹp đến mức khi đi trên phố ai cũng ngước nhìn, còn đám đàn ông thì không ngớt trầm trồ về vẻ quyến rũ của bà. “Thiên thần có gương mặt buồn...” - đó là ấn tượng bà gây ra đối với nhiều người. “Nỗi buồn, quả thật, là biểu hiện đặc trưng nhất của gương mặt Akhmatova. Thậm chí khi bà mỉm cười. Nỗi buồn hút hồn này đã làm cho gương mặt bà trở nên tuyệt đẹp... Thân hình cân đối của bà là biểu tượng của thi ca...” - Nhà thơ Yury Annenkov viết. Còn nhà thơ Mandelshtam thì gọi bà là “Thiên thần đen trên tuyết trắng...”. Lần đầu tiên, họa sĩ Amedeo Modiglianinhìn thấy bà như vậy.

Họa sĩ Ý gốc Do Thái Modigliani đến Paris năm 1906 để học nghề, đồng thời khẳng định tài năng và sức trẻ của mình. Modigliani chưa nổi tiếng và rất nghèo, nhưng gương mặt ông toát lên sự vô tư và thanh thản khiến Akhmatova có cảm giác ông là con người đến từ một thế giới khác kỳ lạ mà bà không hiểu và không nhận thức được.

Gumilyov đưa người vợ trẻ đến quán cà phê “Rotonda”, nơi giới nghệ sĩ và nhà văn Paris thường  tụ tập. Ở đấy, lần đầu tiên Modigliani phát hiện ra Anna. Đẹp trai, quý phái, nhạy cảm, Modigliani trông rất độc đáo, điều này ngay lập tức đập vào mắt Akhmatova. Bà nhớ lại rằng lần đầu tiên họ gặp nhau, Modigliani mặc chiếc quần nhung màu vàng và chiếc áo vét cũng màu vàng tươi. Bề ngoài có vẻ vụng về, nhưng họa sĩ tỏ ra lịch thiệp đến mức gây ấn tượng một chàng trai hào hoa, dường như là đang khoác bộ cánh đắt tiền và mốt nhất Paris. Năm đó ông chưa đầy 26 tuổi.

Họa sĩ rụt rè xin phép vẽ chân dung Akhmatova, và bà nhận lời.  Câu chuyện tình tha thiết, nhưng ngắn ngủi của họ bắt đầu như vậy. Cả năm 1910 họ chỉ gặp nhau một vài lần thoáng qua.

Những năm đó, Modi nghèo xơ xác. Đến mức một lần mời Akhmatova vào vườn Luxembourg, ông không đủ tiền thuê ghế ngồi. Và họ ngồi trò chuyện trên những chiếc ghế băng miễn phí dành cho người nghèo. Điều khiến Akhmatova trẻ tuổi hết sức ngạc nhiên ở chàng họa sĩ 26 tuổi là: “Tôi cảm thấy anh ấy hoàn toàn cô độc”.

Bất chấp những nỗi đau khổ, bất hạnh, cuộc sống bấp bênh và nghèo đói, Modigliani không bao giờ than vãn. “Anh ấy là người lịch lãm, nhưng đó không phải là dấu ấn của nền giáo dục gia đình, mà là sự cao thượng của tâm hồn. Tôi không bao giờ nhìn thấy anh ấy say rượu, từ người anh không toát ra mùi rượu” - Akhmatova viết. Nhưng chính trong thời kỳ đó, họa sĩ định tìm sự lãng quên và giải quyết những khó khăn của mình trong chén rượu.

Trở về Petersburg, Akhmatova tiếp tục làm thơ. Một thời gian hai vợ chồng sống tại trang ấp nhỏ của gia đình Gumilyov. Hai tháng sau khi trở về từ Paris, đầu tháng 9, Gumilyov lên đường sang châu Phi.

Sau khi chồng đi vắng, Anna  cảm thấy cô đơn. Dường như đọc được ý nghĩ của bà, từ Paris, Modigliani gửi cho bà một bức thư thắm thiết thú nhận rằng không thể quên được bà và mơ ước về cuộc gặp gỡ mới. Những bức thư ngày càng nhiều hơn, và trong một bức thư như vậy Modigliani đã thổ lộ tình yêu.

Akhmatova làm thơ, đến thăm các gia đình danh tiếng ở Petersburg. Tài năng của bà được các nhà thơ đương thời như Vyacheslav Ivanov, Sergey Makovsky ghi nhận. Linh cảm thơ ca tinh tế và tài năng của Akhmantova cho phép bà nói về tình yêu, nỗi buồn, sự ghen tuông, hy vọng một cách chân thành và tha thiết. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những trải nghiệm thực tế đã trở thành nguồn cảm hứng của Akhmatova. Ở bà, phía sau những câu thơ bao giờ cũng ẩn hiện một hình ảnh rất cụ thể, một sự kiện rất cụ thể, mặc dù không được nêu tên. Thơ bà bắt đầu được các báo đăng tải.

Tháng 3 năm 1911, Gumilyov trở về từ châu Phi. Chẳng bao lâu sau, giữa hai vợ chồng đã xảy ra một cuộc tranh cãi kịch liệt. Và thế là trong khi đang gặt hái những thành công đầu tiên về thơ ca, Akhmatova bỗng nhiên thực hiện một hành động kỳ quặc và bất thường: Bà lên đường sang Paris - đến với con người mà suốt cả năm đó tiếng nói của anh ta luôn vang lên trong tâm hồn bà và nghe rất rõ trong thơ của bà... Bà đến với Amedeo Modigliani.

Akhmatova đi Paris một mình và sống ở đấy ba tháng ròng. Đó là khởi đầu của một cuộc hôn nhân tan vỡ. Đó cũng là đỉnh cao mối tình của bà với Modigliani. Trong chuyến đi này, các cuộc gặp gỡ giữa bà với Modigliani diễn ra thường xuyên.

Qua bạn bè ở Paris, Akhmatova biết rằng Dedo (tên thường gọi của Modigliani) nghiện rượu và ma túy. Họa sĩ chìm ngập trong nghèo khổ và vô vọng. Bà nhìn thấy Dedo hoàn toàn khác. Gầy yếu, xanh xao, hốc hác vì rượu và những đêm không ngủ. Dedo già đi trông thấy. Ông để râu cằm nên giờ đây trông như một cụ già. Tuy nhiên, vẫn như xưa, trong cặp mắt của ông vẫn ánh lên một cái nhìn vừa bí ẩn vừa sắc sảo.

Modigliani đã dành cho Anna Akhmatova những ngày không thể nào quên, còn lại mãi với bà suốt cuộc đời. Lúc bấy giờ, họ yêu nhau và không nghĩ về một cuộc chia ly vĩnh viễn. Họ ở bên nhau. Ông là một họa sĩ Ý cô đơn và nghèo khổ, bà là một phụ nữ Nga đã có chồng.

Họ đi dạo trong đêm Paris, trên những con phố cổ mờ tối, và một lần họ đã bị lạc đường, mãi đến sáng hôm sau mới về tới xưởng vẽ của họa sĩ. Đôi khi ông có tiền và trở nên hết sức hào phóng. “Modigliani rất thích đi dạo trong đêm Paris, và mỗi lần nghe tiếng chân anh gõ nhịp trên phố đêm tĩnh lặng, tôi tiến lại cửa sổ và qua khe cửa chớp dõi theo bóng anh đang chậm rãi bước đi dưới cửa sổ của tôi” - Akhmatova viết.

Ban ngày, Modigliani dẫn Anna Akhmatova đi xem bảo tàng, đặc biệt họ thường vào phòng trưng bày nghệ thuật Ai Cập cổ đại của bảo tàng Louvre. Modigliani  rất mê nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Ông thường vẽ người bạn gái Nga trong trang phục các nữ hoàng và vũ nữ Ai Cập.

Modigliani vẽ Anna. Trong căn phòng nhỏ bộn bề toan vẽ, Akhmatova ngồi làm mẫu cho họa sĩ. Theo nữ thi sĩ, vào dịp ấy Modigliani đã vẽ hơn 10 chân dung bà. Tuy nhiên, đã đến lúc Akhmatova phải trở về Nga. Họ chia tay nhau. Khi Akhmatova rời Paris, trên sân ga, ông tặng bà một cuộn tranh, như mọi khi được ký bằng một chữ: “Modi”. Modigliani đề nghị bà treo chúng trong phòng của Anna khi trở về Tổ quốc. Nhưng bà đã cất chúng vào một nơi kín đáo. Sau này bà khẳng định rằng những bức tranh cùng những bức thư của ông đã bị cháy ở Hoàng Thôn. Chỉ còn một bức duy nhất của Amedeo Modigliani cho đến nay vẫn treo đầu giường bà. Năm 1963, khi xuất bản tập thơ “Bước thời gian”, Akhmatova đã chọn bức chân dung của bà do Modigliani vẽ vào một ngày xa xưa nào đó tại một xưởng vẽ trên phố Bonaparte in lên bìa tập thơ.

Từ Paris trở về Hoàng Thôn, bà viết “Bài ca về cuộc gặp gỡ cuối cùng”, ngay lập tức trở thành một trong những bài thơ thời thượng và nổi tiếng nhất ở nước Nga, nổi tiếng và thời thượng đến mức vào những ngày cuối đời, khi trở nên già nua, bà oán ghét nó vì ghen tị với niềm vinh quang quá khứ, thậm chí coi nó không xứng đáng.

Akhmatova sống ẩn dật ở làng quê và chờ đợi những bức thư từ Paris, nhưng chúng không bao giờ đến nữa. Trong những bài thơ của bà thời kỳ này, ta bắt gặp sự dịu dàng, nỗi nhớ người yêu, sự thất vọng, niềm kiêu hãnh, sự chờ đợi mỏi mòn và niềm khao khát về một cuộc gặp gỡ mới...

Trong lúc đó, Modigliani ngày càng đắm chìm vào cơn say, đã xuất hiện những người phụ nữ khác trong cuộc đời ông. Tuy nhiên, ngoài  rượu ông còn có một thứ nghiện khác, quan trọng nhất đối với ông - nghiện sáng tạo. Vinh quang đã đến rất gần với ông. Họa sĩ đã tìm được những người bảo trợ. Năm 1917, ông mở triển lãm tranh. Cuộc triển lãm gây ra tai tiếng vì những bức tranh khỏa thân của ông được coi là quá táo bạo.

Triển lãm bị cấm, nhưng các nhà sưu tầm bắt đầu săn lùng tranh của Modigliani. Tuy nhiên, cái chết đã ập đến trước niềm vinh quang. Tháng 1 năm 1920, căn bệnh lao, rượu và ma túy đã bào mòn sinh lực của ông. Anna Akhmatova tình cờ biết tin ông qua đời mấy năm sau.

Có thể nói, Anna Akhmatova là người duy nhất, ít ra là một trong số ít người hiểu rõ họa sĩ Modigliani, người luôn luôn lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ, tươi sáng và nồng ấm về ông, người nhìn thấy ở ông không phải là kẻ thất bại, mà là một tài năng siêu phàm.

TRẦN HẬU
Nguồn: VNCA

XEM BÀI KHÁC:

·         NỖI OAN CỦA MÔN VĂN


Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

BÙI GIÁNG TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Văn nghiệp của ông dù trải qua những biến thiên của cuộc sống nhưng nó vẫn vượt qua mọi giới hạn, mọi rào cản của đời sống chính trị xã hội để tồn sinh với cuộc đời. Bởi lẽ, cái làm nên giá trị văn chương của Bùi Giáng không chỉ có ở tài năng của ông mà còn ở tấm lòng của ông đối với quê hương đất nước…
Nhà thơ Bùi Giáng

1. Nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến một nhà thơ vừa quen lại vừa lạ. Quen vì thơ ông vốn mang âm hưởng lục bát của ca dao, của truyện Kiều, dễ thuộc, dễ nhớ, được nhiều người yêu mến, tìm đọc. Nhưng lạ, vì để hiểu đời và thơ Bùi Giáng là điều không đơn giản. Vì vậy, Bùi Giáng luôn là một hiện tượng thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước từ khi ông còn hiện hữu trên cõi đời cho đến lúc ông đi ra ngoài cõi sống.

Trong văn học miền Nam 1954 – 1975, đời và thơ Bùi Giáng luôn được các nhà phê bình văn học chủ tâm nghiên cứu. Bùi Giáng đã hiện diện trong các công trình phê bình, nghiên cứu văn học ở miền Nam như: Những nhà thơ hôm nay (Nhà văn Việt Nam xb, Sài Gòn, 1957) của Nguyễn Đình Tuyến; Văn học hiện đại, thi ca và thi nhân (Quần Chúng xuất bản, Sài Gòn, 1969) của Cao Thế Dung; Những Khuynh hương trong thi ca Việt Nam (Khai Trí xb, Sài Gòn, 1962) của Minh Huy; Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960 (Hồng Lĩnh xb, Sài Gòn, 1969) của Uyên Thao; Tác giả tác phẩm (Tác giả Xb. Sài Gòn, 1973) của Trần Tuấn Kiệt... Đặc biệt cùng với Trịnh Công Sơn, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Võ Hồng, Bùi Giáng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ được Tạ Tỵ nói đến trong tác phẩm chân dung văn nghệ có tên Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay nổi tiếng của mình do Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1972.

Và càng đặc biệt hơn khi Tạp chí Văn, một trong những tạp chí nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín trong đời sống văn học miền Nam trước 1975 đã dành hẳn số 11 ra ngày 18/5/1973 để giới thiệu về Bùi Giáng với các bài: “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn” của Thanh Tâm Tuyền; “Thi ca và tư tưởng” của Tuệ Sỹ; “Bùi Giáng, về cố quận” của Nam Chữ; “Bùi Giáng, cải lương ca” của Cao Huy Khanh; “Bùi Giáng trên đường về cố hương” của Trần Hữu Cư; “Ẩn ngữ, cung bậc thi ca” của Thục Khưu; “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng” của Trần Tuấn Kiệt; “Thư từ” trao đổi giữa Nguyễn Xuân Hoàng và Bùi Giáng và một số sáng tác thơ, văn của ông …

Ngoài ra Bùi Giáng còn xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khác ở miền Nam trước 1975 mà do điều kiện khó khăn về việc tìm kiếm tư liệu, người viết bài này chưa có thể sưu tập được. Tuy nhiên qua những gì hiện có, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng Bùi Giáng là một trong những hiện tượng văn học khá nổi bật thu hút ngòi bút của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước 1975. Và nói như Tạ Tỵ: “Bùi Giáng là một hiện tượng, người yêu thơ phải nhìn Bùi Giáng qua phong cách độc đáo, ở đấy, mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi ý, được viết ra là máu thịt của thi nhân dâng hiến cho đời. Thơ Bùi Giáng không thuộc trường phái nào hết. Nó không cũ, chẳng mới. Nó có thể là thơ, là tư tưởng, đôi khi thơ và tư tưởng lẫn lộn giao hòa tạo thành một vùng “mờ mịt thức mây”. Thơ Bùi Giáng như cơn đau chưa dứt, như nỗi bàng hoàng chiêm bao chợt tỉnh, để rồi lại chìm vào chiêm bao khác. Nó bâng khuâng ở mỗi vần, mỗi chữ. Có lúc, nó buồn bả như niềm tuyệt vọng! Người yêu thơ cứ phải men lần theo, như đi trên một hành lang trú ngụ. Nhiều điều bí mật. Mỗi khúc quanh lại mở ra những kỳ dị phi thường”.(1)

Nhận định trên đây của Tạ Tỵ về Bùi Giáng có lẽ cũng là cảm thức chung của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975  khi nghiên cứu về đời và thơ Bùi Giáng.

2. Buffon nói “Văn là người”. Điều đó rất đúng với Bùi Giáng. Đi vào cõi thơ Bùi Giáng tức là đi vào cõi người của Bùi Giáng. Mà cuộc đời Bùi Giáng thì phiêu bồng như thơ ông. Vì vậy, để hiểu đời và thơ Bùi Giáng có lẽ người đọc cũng phải để hồn mình bồng bềnh phiêu lãng trong cõi thơ của ông. Bởi Bùi Giáng đã từng quan niệm “Cõi thơ là cõi bồng phiêu”. Đi vào cõi thơ Bùi Giáng tức là đi vào cõi bồng phiêu của đời Ông. Vì vậy khi tìm hiểu các bài nghiên cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 viết về Bùi Giáng, chúng tôi đều thấy chất phiêu bồng này đan xen trong tâm thức và cảm quan của người viết. Thế nên, để hiểu Bùi Giáng, các nhà phê bình, nghiên cứu phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều hệ quy chiếu khác nhau thì may ra mới chạm đến cõi thơ và cõi đời Bùi Giáng. Bởi theo Tạ Tỵ, Bùi Giáng là người “đã đi vào chiêm bao giữa cuộc sống vì cuộc sống vừa khủng khiếp vừa nên thơ, con người không thể dùng lý luận để biện minh phải trái. Nhưng dù nói gì mặc lòng, đích thực thơ Bùi Giáng bị cái hàng rào triết học bủa vây thật chặt chẽ” (2). Và theo chúng tôi, đây chính là một yếu tính trong đời và thơ Bùi Giáng.

Nói đến thơ và đời Bùi Giáng là nói đến sự hợp hôn diệu kỳ giữa thi ca và triết học. Chính vì vậy đi vào cõi thơ Bùi Giáng, người đọc cần có một tầm đón đợi phù hợp, phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn khác nhau cùng với một vốn sống, vốn văn hóa phong phú may ra mới thấu cảm được với hồn thơ của thi sĩ. Đây cũng là điều mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 tập trung lý giải. Bởi theo Nguyễn Đình Tuyến “Thơ Bùi Giáng được rất nhiều ca tụng nhưng đồng thời cũng gặp nhiều ngộ nhận. Đó là hiện tượng không thể tránh được đối với các thi tài lớn. Từ lâu, nhà thơ đã linh cảm những bất trắc trên đường sự nghiệp, nhưng với một khát vọng thiết tha và mãnh liệt khởi sự từ mưa nguồn chớp bể, nhà thơ vẫn đi theo tiếng gọi của nàng thơ và không thể chiều ý tất cả chúng ta”.(3)

Tuy nhiên với sự đồng cảm và tri âm sâu sắc của những tâm hồn đồng điệu, các nhà phê bình văn học ở miền Nam đã đến với đời và thơ Bùi Giáng bằng một sự trân quí, sẻ chia. Chính vì vậy, trước bao nhiêu câu hỏi của người đời về hiện tượng điên hay không điên của Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền trong bài viết “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn” với tất cả sự cảm nhận, tinh tế của một thi sĩ và trách nhiệm của một nhà phê bình đã xác tín “Không. Bùi Giáng không điên, ông là một nhà thơ sáng suốt cực kỳ. Ông là một nhà thơ “ngộ”. Đừng hiểu chữ “ngộ” trong cái nghĩa đơn giản của Đạo giáo…” (4). Và chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định này của Thanh Tâm Tuyền.
           
Quả thật, Bùi Giáng không phải là một nhà thơ điênnhư có người nhầm lẫn. Trạng thái điên “nếu có” ở Bùi Giáng chính là sự phóng chiếu của những ẩn ức, đam mê trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Và nếu nhìn từ lý thuyết phân tâm học của Freud chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này. Chính vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học miền Nam trước 1975, Bùi Giáng là một thi nhân luôn gắn với cuộc sống con người và hồn thơ của ông luôn neo đậu trong cõi người. Nếu có phiêu bồng thì đó chỉ là sự phiêu bồng của những phút thăng hoa trong sáng tạo. Nói như Cao Thế Dung: “Đọc thơ Bùi Giáng ai cũng nhận thấy có cái độc đáo từ chiều sâu thẳm trong cõi tiềm thức. Chiều sâu ấy như chiều sâu của vô cùng với khắc khoải của khát vọng từ xa vắng người mà rất người” (5). Và cũng theo Cao Thế Dung, tìm vào cõi thơ Bùi Giáng: “người ta chợt nhớ ra cái bóng dáng xa xăm của Verlaine khi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời. Nỗi buồn của thơ Bùi Giáng tựa như âm thừa của trận mưa nguồn, của cỏ nội. Nỗi buồn dâng thiệt cao trong cơn say rồi thoát giữa hư vô để tìm lại bóng con người. Nỗi buồn ấy thấm sâu rồi lan nhẹ theo từng mảnh tâm tư trước cơn dao động của ý thức”.(6)
           
Song cõi thơ Bùi Giáng không chỉ đậm đặc nỗi buồn mà còn chất đầy nỗi cô đơn của thân phận trước những dâu bể cuộc đời. Nỗi cô đơn ấy nhiều khi ám ảnh cả đời người  mà nếu không “vịn” vào một cái gì đó để “đứng dậy” thì con người cũng dễ bị gục ngã trước cuộc sống. Trong cõi thơ Bùi Giáng nỗi cô đơn là một căn tính mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 đều nhận thấy. Vì vậy, khi nhận định về vũ trụ thơ Bùi Giáng, Tạ Tỵ đã thốt lên một cách xa xót: “Bùi Giáng thường gặp mình giữa hồn mình. Cô đơn và cô đơn trước bạt ngàn vướng mắc”(7). Còn Trần Hữu Cư thì cho rằng: “Bùi Giáng vẫn còn đó, có lẽ Bùi Giáng chỉ nhận những lời ngợi khen hay thống trách, nhưng có lẽ quá hiếm người hiểu ông muốn làm gì trên cõi đời này… Cho nên Bùi Giáng vẫn sống cô độc”. (8)
           
Quả thật những suy nghĩ của Tạ Tỵ và Trần Hữu Cư về nỗi cô đơn trong đời và thơ Bùi Giáng thật đúng với cõi đời và cõi thơ của ông. Cô đơn vốn là một căn tính trong bản thể. Tùy theo thân phận / nhân vị của mỗi người mà nỗi cô đơn đó hiện hữu như thế nào!? Ở Bùi Giáng, theo chúng tôi, nỗi cô đơn của ông là nổi cô đơn của định mệnh, của duyên nghiệp. Ông không chỉ cô đơn trong đời mà còn cô đơn trong thơ, cô đơn trong tư tưởng của mình. Sự cô đơn ở Bùi Giáng như một hệ lụy tất yếu của số phận, không thể lý giải. Vì thế, đã lâu rồi, người ta vẫn cứ đặt nhiều câu hỏi về đời và thơ của ông. Và từ những góc nhìn, những suy tưởng riêng của mình mà mỗi người có cách lý giải khác nhau. Nhưng nếu bảo rằng chúng ta đã hiểu và chia sẻ hết những gì hiện hữu trong đời và thơ Bùi Giáng, thì đó là điều không thể !? Nói như Trần Hữu Cư: “Bùi Giáng vẫn sống trong cô độc”. Bởi theo Tạ Tỵ: “Thơ với Bùi Giáng đích thị không phải là cứu cánh, chỉ được thực hiện nhằm giải tỏa ám ảnh về thân phận trong vòng đai cuộc sống nhiều băn khoăn với ý thức siêu hình”. (9) 
           
Vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam, thơ Bùi Giáng là “cuộc hội thoại giữa thi ca và tưởng…”. Nó “luôn luôn là những tương ứng của chung và riêng” (10). Và cuộc hội thoại nầy chính là một đặc điểm trong thi pháp thơ Bùi Giáng mà theo Cao Huy Khanh trong bài tiểu luận “Bùi Giáng, cải lương ca” thì “Văn chương Bùi Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết lý tồn sinh một cách sống động và thơ mộng” (11). Tính chất triết lý này chi phối rất sâu sắc cõi sống và cõi thơ của Bùi Giáng. Vì vậy, Tạ Tỵ cho rằng: “Bùi Giáng đi vào cõi thơ luôn đeo bên mình niềm ám ảnh của triết học” (12). Và chính vì thế “Bùi Giáng làm thơ nhưng chẳng bao giờ thừa nhận thi ca là lẽ sống duy nhất của đời mình. Người thơ coi kiếp sống như một hiện hữu bất đắc dĩ, nên làm thơ cho khuây khỏa ám ảnh, cái ám ảnh thực sâu đậm bi thương giữa cõi đời hỗn mang và suy tưởng thuần khiết” (13). Và cũng theo Tạ Tỵ: “Bùi Giáng thoát hồn vào ảo giác để nhận ra sự thật” (14). Nhận xét nầy có thể xem là một gợi mở, là chìa khóa để giải mã hành trình sáng tạo thơ của Bùi Giáng cũng như sự hiện hữu khá dị thường của ông trong cuộc đời mà hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp!?
           
Một điều lý thú mà hầu hết các nhà phê bình ở miền Nam trước 1975 đều tập trung nghiên cứu với những nhận định khá sâu sắc và xác đáng đó là lĩnh vực ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong thơ bao giờ cũng là một trong những giá trị đặc biệt làm nên phong cách nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là một vũ trụ ngôn ngữ mà ở đó cuộc hôn phối diệu kỳ giữa thi ca và tư tưởng được thể hiện một cách sâu sắc. Vũ trụ ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là vũ trụ của những tiếng nói vang vọng từ trong chiều sâu tâm thức và tâm cảm cho nên nó là một thứ ngôn ngữ phi / siêu logic, ngôn ngữ nghệ thuật phi / siêu nghệ thuật. Vì vậy trong cái nhìn của Cao Thế Dung “Thơ Bùi Giáng vốn là sự khó hiểu vì ông đã phá cái trật tự của ngôn ngữ, ông đã đảo lộn cái cơ cấu tạo hình ngôn ngữ. Ngôn ngữ qua thơ ông chỉ còn là một thứ trò chơi. Ông dỡn với từng chữ, đùa cợt với âm thanh thơ” (15) . Còn Tạ Tỵ lại cho rằng: “Thơ Bùi Giáng mang nhiều ẩn dụ ở chiều sâu ngôn ngữ” (16). Và theo Nam Chữ: “Mặc dầu có khi trái ngược nhau đến cực độ, ngôn ngữ thi ca của ông (Bùi Giáng - THA) ngụ ý một cách sâu xa. Người ta biết rõ ràng những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn củn nhất, đôi lúc đến quá liều lĩnh, khi đi vào trong cung cách lập ngôn của ông đều trở nên linh hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu réo rắc như nhịp tấu của một tay gảy đàn tài tử, không còn câu nệ ở hình thức cây đàn nữa”. (17)
         
Mặt khác, từ góc nhìn truyền thống Cao Huy Khanh cho rằng: “Thơ Bùi Giáng cốt yếu là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo tựu thành từ mối đam mê nguồn thơ lục bát (đặc biệt truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao thuần túy dân tộc” (18). Song phải chăng, ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa thi ca và tư tưởng, giữa nghệ thuật và triết học. Và điều nầy đã tạo nên một phẩm chất riêng có trong thơ ông, nên khi nhận định về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, Nguyễn Đình Tuyến cho rằng: “lời thơ rộng rãi luôn luôn thay đổi bình diện, thâm trầm trang nhã mà không xa lời ca nơi đồng ruộng, thôn trang, bình dị mà tân kỳ, đó là tính chất của thơ Bùi Giáng” (19)
           
Tuy nhiên khi nói đến ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, các nhà phê bình văn học không chỉ nói đến mặt sáng tạo, mặt thành tựu mà còn chỉ ra những mặt hạn chế. Đó là sự dễ dãi, đùa cợt, sáo rỗng trong ngôn ngữ ở một số bài thơ của Bùi Giáng mà theo Cao Thế Dung là kỹ thuật thơ của Bùi Giáng “chưa phải là điêu luyện vì cách sử dụng ngôn ngữ của ông còn nhiều điểm đáng chê vì nó không thể hiện được phần yếu tính của thơ”. (20) Không những thế, Cao Thế Dung còn cho rằng có lúc Bùi Giáng sử dụng những “ngôn từ quá cũ, sáo rỗng, chẳng hạn như “Nữ Chúa Nương” và nhiều khi còn dùng những ngôn ngữ mà với thi ca nó sẽ tầm thường như con chuồn chuồn, con kiến”. (21) 

Theo chúng tôi, ý kiến nầy tuy có phần xác đáng nhưng cực đoan. Vì không nhất thiết cứ là thơ thì ngôn ngữ phải là những “lời có cánh” bay bỗng, sang trọng, xa cách cuộc sống đời thường. Và nếu cho rằng dùng những ngôn từ trong cuộc sống làng quê như chuồn chuồn, con kiến sẽ làm tầm thường hóa thơ ca thì đây là ý nghĩ có phần hàm hồ . Bởi vì, ngôn ngữ thơ, suy cho cùng cũng là ngôn ngữ từ đời sống được nhà thơ chưng cất lên mà thôi. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, là nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ như thế nào trong quá trình sáng tạo thơ ca, chứ không phải là việc dùng từ “bình dân” hay “bác học”. Bởi lẽ, nói như Rimbaud: “Tiếng nói kia của nhà thơ sẽ là hồn của tâm hồn, thu gom hết sự vật, hương, thanh sắc, nó sẽ là ý tưởng móc vào ý tưởng mà lôi kéo đi”. (22)

Một bình diện khác trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam cũng đề cập đến đó là giọng điệu mà theo Uyên Thao: “Bùi Giáng cũng tạo được một cái lạ” đó là “cái ngang” và chính “cái ngang” này đã làm cho “Bùi Giáng có cái giọng bạt đó và cái giọng bạt đã ảnh hưởng vào âm vận của thơ Giáng” (23). Và trong cái nhìn của Uyên Thao thì Bùi Giáng là một trong không nhiều gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thục Khưu trong bài Ấn ngữ, cung bậc thi ca Bùi Giáng, đã cảm nhận vẻ đẹp trong giọng điệu thơ Bùi Giáng bằng những cảm xúc rất tinh tế và sâu sắc. Theo Thục Khưu cái ngân nga trong thơ điệu Bùi Giáng “là một bức thông điệp mỹ miều đồ sộ của tâm hồn” (24). Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Giọng điệu trong thơ bao giờ cũng là giọng điệu của tâm hồn thi nhân. Đây là một trong những yếu tố thi pháp làm nên nét riêng trong phong cách của mỗi thi nhân. Giọng điệu ấy bao giờ cũng là phương thức hữu hiệu nhất chuyển tải tâm thức và tâm cảm của thi nhân đến người tiếp nhận. Vì thế, Tạ Tỵ cho rằng: “Thơ Bùi Giáng súc tích chứa đựng nhiều u uẩn. Cái khung trời sáng láng hồn hậu chan hòa mơ ước, phiêu bồng của buổi nào xa xôi, vẫn thấp thoáng hiện về trong thi nhân qua những vần điệu” (25).

Không chỉ lạ lẫm trong giọng điệu, thơ Bùi Giáng cũng khám phá nhiều lĩnh vực của hiện thực và đó là một hiện thực luôn vận động: từ truyền thống đến hiện đại, từ thế giới hữu hình đến vô hình, từ hiện thực cuộc đời đến hiện thực tâm linh... Sự vận động này vô cùng linh hoạt và biến sinh theo sự biến đổi của đời sống. Nó phiêu bồng và chuyển dịch như cuộc đời của thi nhân. Chính vì lẽ đó, Nam Chữ cho rằng: “Phần lớn, đề tài trong thi ca Bùi Giáng còn phức tạp hơn cả người ta tưởng tượng được. Nó còn đảo lộn hơn cả cái người ta hiểu. Nghĩa là đã có một sức cảm quan như vượt qua sự rung động thuận lợi của một cá nhân hơn là một con người” (26). Vì vậy, cũng theo Nam Chữ hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng cũng là một hành trình đi từ chối bỏ đến tham dự, từ ngoại vi đến trung tâm... Và đây là một hành trình lâu dài.

Ta hãy nghe Nam Chữ giãi bày hết sức thành thực về hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng trong đời sống văn học lúc bấy giờ: “Một trường hợp rất bi đát nhưng có thực trong đất nước Việt Nam này, chúng ta có ngờ nỗi đâu một người suốt đời tận tụy với nghệ thuật, đã có hơn mấy chục tác phẩm được in ra (tiểu luận, phê bình, dịch, thi ca…) giờ đây lại thêm một mớ tóc trắng phất phơ về chiều, trừ một số rất ít chịu thần phục, thơ ông, lại gần như không có độc giả… Một vài tác phẩm, nhất là về thi ca cái giá trị đúng mức của nó, lần đầu tiên xuất hiện đã không được đón nhận rộn rịp như một số thi sĩ trước ông và sau ông vài năm. Thực ra phải đợi đến nhiều năm, gần 10 năm sau tác phẩm thơ ca của ông ra đời người ta mới hốt hoảng và tìm đọc lại những tác phẩm trước kia của ông” (27). Phải chăng, đây cũng là qui luật hằng thường trong tiếp nhận các hiện tượng văn học của người đời. Đến nỗi, một thiên tài như Nguyễn Du mà còn phải thở than: Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như... nghe sao mà chua chát thế!

Và cũng theo Nam Chữ cách lập ngôn của Bùi Giáng “là cách ông muốn im lặng đến cùng. Ông muốn nói một thứ tiếng nói im lặng, chẳng ai hiểu ông cả. Trừ phi một người nào đó trong chúng ta cùng đứng trên vực thẳm lặng lờ như ông, cùng nhìn xuống đáy sâu không đáy kia.” (28). Theo chúng tôi cái im lặng của Bùi Giáng là im lặng của một người đã đốn ngộ. Và ông dùng thơ ca để chuyển tải sự im lặng của mình như một ứng phó trước những nhiễu nhương của cuộc đời mà ông chỉ dự phần như một kẻ bên lề.

Song, cuộc đời đã không để Bùi Giáng sống trong lặng im. Bởi càng ngày, người yêu thơ Bùi Giáng, người quí mến, kính trọng văn tài của Bùi Giáng càng nhiều và luôn có sự tiếp nối giữa các thế hệ. Đây có phải là niềm hạnh phúc với ông chăng?! Bởi như Trần Tuấn Kiệt trong bài viết chung quanh vấn đề Bùi Giáng đã xác quyết: “Ta có thể so sánh con người Bùi Giáng ngày nay với Đức Phật thời Ngài mới bắt đầu thuyết pháp ở vườn Lộc Uyển. Trong khi đó ma vương quỉ sứ và môn đệ Bà La Môn giáo đến châm chích đủ điều. Nhưng Đức Phật vẫn là Đức Phật và ma quỉ gì đó vẫn là ma quỉ”. (29)

3. Có thể nói, Bùi Giáng hiện hữu giữa đời như một ngôi sao lạ, mà theo thời gian, hào quang của nó chắc chắn sẽ còn mãi tỏa sáng. Cuộc đời và văn nghiệp của ông có thể còn những uẩn khúc, những bí mật cần được giải mã. Song một điều, ai cũng phải thừa nhận đó là tài năng của ông. Những tháng năm còn “làm kiếp con người” (từ dùng của TCS), Bùi Giáng chẳng có gì cả: học vị, học hàm, địa vị xã hội, tài sản... nghĩa là ông không có một chút lợi danh gì cả ngoài những ngày tháng phiêu bồng. Ông là một người “vô sản” đúng nghĩa chứ không phải là những người “vô sản” chỉ được phủ một lớp vỏ danh từ. Nhưng tài sản mà ông để lại cho đời thật vô giá nhất là sự nghiệp thơ ca của ông mà nói như Tạ Tỵ: “Bùi Giáng không nói gì cả, nhưng toàn bộ thi phẩm của Bùi Giáng đã khơi động một trời thơ rộng rinh, bát ngát. Thi nhân không dấn thân vào đâu hết, coi cuộc đời như cõi dong chơi tạm bợ. Làm thơ cũng là đi vào thơ như đi vào cõi vô định. Không có chọn lựa hay thử thách chỉ có xúc cảm và ngôn ngữ giao thoa, diễn đạt những gì ám ảnh trong hồn”. (30)

Văn nghiệp của ông dù trải qua những biến thiên của cuộc sống nhưng nó vẫn vượt qua mọi giới hạn, mọi rào cản của đời sống chính trị xã hội để tồn sinh với cuộc đời. Bởi lẽ, cái làm nên giá trị văn chương của Bùi Giáng không chỉ có ở tài năng của ông mà còn ở tấm lòng của ông đối với quê hương đất nước. Và theo Trần Hữu Cư cảm hứng “tư cố hương” là một niềm khắc khoải không nguôi trong thơ Bùi Giáng. Vì vậy “Tất cả những gì ông làm trong thơ, viết lách, dịch thuật…v…v… tất cả đều làm một cuộc lên đường tìm lại một “màu hoa trên ngàn”, một “tình yêu quê hương” cho thời hiện tại, thời mà chúng ta đang sống trong nỗi mất quê hương”. (31) Phải chăng đây là cái gốc tạo nên hệ giá trị nhân bản của mọi sáng tạo nghệ thuật của Bùi Giáng trong đó có thơ ca mà theo Cao Thế Dung đó là “biết yêu sự thực, biết quí trọng những gì cao đẹp trong con người, tình yêu, nghệ thuật”. (32)

Chính giá trị nhân bản này là bệ phóng chắp cánh cho hành trình sáng tạo của ông và nó cũng là nhân tố kết nối ông với cuộc đời, với con người, làm cho văn nghiệp của ông nói chung và thơ ca nói riêng sẽ vượt lên mọi giới hạn để mãi mãi tỏa hương trong  cuộc đời. Và có thể nói, Bùi Giáng là người đã vượt qua giới hạn của vận mệnh con người và định mệnh nghệ thuật để vươn đến sự bất tử thường hằng như những câu thơ giản dị mà đầy tính triết luận của ông:

                                   Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
                              Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa.
                                  Gọi tên rằng một, hai, ba
                            Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Xóm Đình An Nhơn, Gò Vấp: 16-8-2013
TRẦN HOÀI ANH
            (Bài viết nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Bùi Giáng)

Chú thích:

(1) (2) (7) (9) (12) (13) (14) (16) (25) (30) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn 1973, tr.583 – 584, tr. 563, tr.557, tr.568, tr.571, tr.575, tr.575, tr.579, tr.563, tr. 587.    
(3) (19) Nguyễn Đình Tuyến, Những nhà thơ hôm nay, Nhà văn Việt Nam xuất bản, Sài Gòn 1967, tr.18, tr.17.
(4) Thanh Tâm Tuyền,  “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn”, Văn số 11, ra ngày 18 /5/ 1973,  tr.8
(5) (6) (15) (20) (21) (32) Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sài Gòn 1969, tr. 42; 42, tr.44,  tr.48, tr.48, tr.48
(8) (31) Trần Hữu Cư, “Bùi Giáng trên đường về cố hương”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr.69, tr.56
(10) Tuệ Sỹ,  “Thi ca và tư tưởng”, Văn số 11 ra ngày 18/5/1973, tr.27
(11) (18) Cao Huy Khanh “Bùi Giáng, cải lương ca” Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973 tr.60, tr.65
(17) (26) (27) (28) Nam Chữ, “Bùi Giáng, về cố quận”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973  tr.45, tr.43, tr.43, tr.48
(22) Trần Hoài Anh , Thơ - Quan niệm và cảm nhận, Nxb. Thanh niên, H, 2010, tr. 280
(23) Uyên Thao, Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960, Hồng Lĩnh xb, Sài Gòn 1969, tr.455
(24) Thục Khưu, “Ẫn ngữ, cung bậc thi ca”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr.74
(29) Trần Tuấn Kiệt, “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr. 79



NHÀ VĂN THÙY DƯƠNG: TRĂN TRỞ VỚI MỖI THÂN PHẬN NGƯỜI

Nếu không biết Thùy Dương sinh ra và lớn lên ở Hải Dương, sẽ đoán   chắc nàng là người Hà Nội gốc. Gọi là nàng v ì nàng không chỉ xinh đẹp, ...

BÀI ĐỌC NHIỀU