Có
một thời phượng hoàng cũng đi học
cũng
thức đêm rồi lại ngủ ngày
lắm
khi bí cũng quay cũng cóp
lắm
khi vui cũng uống cũng say
có
một thời phượng hoàng cũng đi học
cũng
làm thơ thầm tặng bóng hồng
cũng
hào hoa như những chàng công tử
cũng
lãng mạn gió trăng giây phút xao lòng
Đó là những vần thơ mở đầu trong bài thơ nổi tiếng Phượng hoàng đi học của nhà thơ Phan Hoàng
viết từ khi còn ngồi trên giảng đường Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp,
nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Cùng với nhiều đồng môn các
thế hệ khác nhau, như Huỳnh Dũng Nhân, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Hà Thạch Hãn, Trần Nhã Thuỵ…
Phan Hoàng đã bước ra từ cái nôi này
năm 1991, và đã khẳng định vị trí của mình trong làng văn làng báo khi
anh về làm phóng viên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay và từ giữa
năm 2006 chuyển sang làm chủ biên tờ Người Đương Thời (bây giờ là Đương Thời).
Nhà thơ Phan Hoàng trong một chương trình truyền hình
HTV
Phan Hoàng tên
thật Phan Tấn Hùng sinh năm Đinh Mùi - 1967 ở cuối dòng sông Đà Rằng - hạ
lưu sông Ba, nay thuộc thành phố Tuy
Hoà, tỉnh Phú Yên. Cha mất sớm, anh lớn lên trong vòng tay của người mẹ tảo tần bán buôn cho 4 con nhỏ ăn học
thành người. Phú Yên thuộc vùng duyên hải miền Trung lại chịu nhiều thiên tai bão
lụt. Năm Quý Dậu - 1993, cơn lũ thế kỷ đã tàn phá nặng nề đất này, nhà thơ đau xót thốt lên:
tôi
mộng du phố xá Sài Gòn
nào biết quê nhà ngập chìm
thác lũ
các em thơ không tròn giấc ngủ
bếp lửa mẹ già rét bắn căm căm
cánh cò ca dao thảng thốt biệt
tăm
tiếng quạ xé đồng mơ ước
dòng sông tuổi thơ hoá dòng huỷ diệt
niềm đau quặn thắt núi non
Bài thơ Gửi
Phú Yên đã gây xúc động mạnh trong những đêm văn nghệ từ thiện ở
TP.HCM lúc bấy giờ, giúp quyên góp được hàng tỉ đồng ủng hộ đồng bào bị thiên
tai. Đây là một kỷ niệm vừa buồn vừa đẹp sống mãi trong anh.
Phan Hoàng sớm khẳng định bản sắc, giọng điệu riêng trong
thơ. Nếu như Bùi Chí Vinh ngang
tàng, phóng túng thì Phan Hoàng lại hào sảng, trí tuệ. Thơ anh thường hướng về ký ức. Anh chắt chiu
từng hạt bụi vàng kỷ niệm để dựng nên những tứ thơ độc đáo. Trong bài thơ một thời gây ấn tượng mạnh
về đổi mới bút pháp Hộp đen báo bão, anh viết:
thơ thắp sáng tôi
ngọn
nến ước mơ cô bé nghèo tật nguyền thất học
ngọn
đuốc khát khao ông lão mù đơn côi hành khất
thơ đánh thức tôi
tiếng
động chân cò lặn lội đêm mưa
hạt
giống ban mai nảy mầm mắt mẹ
thơ
đồng hành với tôi
như
hộp đen ký ức đa tình
Rõ ràng thơ với
Phan Hoàng vừa là sự giải toả vừa là sự thức tỉnh, thức tỉnh chính mình,
thức tỉnh những trái tim đồng điệu. Anh cũng được ghi nhận là một trong những
nhà thơ trẻ tài năng trưởng thành
sau năm 1975, luôn có ý thức tìm tòi đổi mới thi pháp qua hai tập
thơ đã xuất bản Tượng
tình (1995) và Hộp đen báo bão (2002). Chẳng
hiểu sao khi viết đến đây trong tôi cứ hiện lên hình ảnh một Phan Hoàng trẻ
trung đơn độc cách đây hơn 15 năm đêm đêm khuya khoắt ngồi gõ lộc cộc lên máy
đánh chữ ở một vùng ngoại ô thành phố:
nhà không số
phố không tên
không hộ khẩu
đầu điên điện nước
máy chữ
lộc cộc báo áo cơm
lộc cộc thơ đánh cược
mây non bầu bạn trăng già
(Địa
chỉ)
Để rồi hơn 15 năm sau hình ảnh vẫn không thay đổi, nếu có
đổi thay chăng là máy đánh chữ cổ lỗ được thay bằng máy vi tính hiện đại:
những bài báo đặt hàng đang
truy đuổi tôi
nhuận bút ứng trước đang truy
đuổi tôi
như con chuột bị lũ mèo rượt tới hang cùng ngõ tận
gục đầu lên máy vi tính
tôi thèm đứt ruột
được bay về mái nhà tranh vách
đất của mẹ
cởi trần lăn lóc tắm mưa
trưa trưa ngóng ngọn gió nồm
đung đưa tréo chân đã đời vườn
chuối
nghe gà trống xuống giọng tỉ
tê gà mái
hung hăng bò ụ động đực phá
chuồng…
(Thèm
đứt ruột)
Không chỉ trong thơ mà trong viết văn làm báo Phan Hoàng
cũng là người có ý thức
đi tìm, lưu giữ những ký ức lịch
sử của quê hương, dân tộc qua từng
nhân vật và sự kiện cụ thể. Đến nay, có lẽ Phan Hoàng là nhà báo thực hiện các
cuộc phỏng vấn nhân vật nhiều nhất Việt Nam, xuất bản 4 bộ sách đồ sộ: Phỏng vấn
Tướng lĩnh Việt Nam, Phỏng vấn Người Sài Gòn, Phỏng vấn Người Hà Nội, Dạ thưa thầy… đều được tái bản nhiều lần.
Đặc biệt là bộ Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam từng gây chấn động làng báo khi lần
đầu được ấn hành năm 1997. Anh đã liên tục ra Bắc vào Nam gặp gỡ phỏng vấn
các tướng lĩnh: Võ Nguyên
Giáp, Trần Văn Trà, Trần Đại Nghĩa, Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo,
Trần Nam Trung, Trần Văn Quang, Lê Tự Đồng, Nguyễn Minh Châu, Đồng Văn Cống,
Vương Tuấn Kiệt,Trần Văn Danh, Bùi Cát Vũ, Dũng Mã, Phan Khắc Hy,…
Trong lá thư gửi
Phan Hoàng sau khi bộ sách Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam ra đời,
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tư lệnh
Binh đoàn Trường Sơn, cho rằng anh đã “gõ cửa lịch sử” đúng lúc để các vị
tướng trận mạc có dịp tâm sự về mình và đồng đội. Còn nhà văn Nguyễn Quang Sáng
nói rằng bộ sách đã thuyết phục ông bởi sự trung thực. Công lớn của Phan Hoàng
còn ở chỗ: bộ sách Phỏng vấn Tướng
lĩnh Việt Nam của anh là điểm gợi mở quan trọng cho nhiều bộ hồi ký của
các tướng lĩnh ra đời.
Đồng thời,
Phan Hoàng còn phỏng vấn hàng trăm nhân vật trên mọi lĩnh vực giáo dục,
khoa học, văn học, nghệ thuật,… mà nhiều người sau khi qua đời gần như chỉ có anh giữ được tư liệu “sống” phong phú về
họ, như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nhà cách mạng Hà Huy Giáp, nhà dược
học Đỗ Tất Lợi, thi sĩ Vũ Đình Liên, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Dzoãn Mẫn,
nhạc sĩ - hoạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, nhà văn Thanh Châu, nhà văn Trần Thanh Địch,…
Đặc biệt, sau mỗi bài báo phỏng vấn, Phan Hoàng thường có những vần thơ ứng tác về nhân vật
của mình. Chẳng hạn anh “vẽ” chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Côn Minh hội ngộ anh hùng
Điện Biên danh tướng lẫy lừng năm châu
Mấy
ai thoát cảnh bể dâu
Đẹp
thay vẫn mối duyên đầu sắt son
Đối với Giáo
sư Cao Xuân Hạo, một người thầy trực tiếp và cũng là một nhân vật mà Phan Hoàng
hết mực kính trọng. Năm 2000, bài phỏng vấn Giáo sư Cao Xuân Hạo của anh đã
được tặng thưởng của báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Rồi giữa tháng 10 năm
2007, khi Giáo sư Cao Xuân Hạo đột ngột ra đi, Phan Hoàng cũng viết bài thơ Phượng hoàng ngôn ngữ rất xúc động về
chân dung cuộc đời “ba chìm bảy nổi” của người thầy lừng danh, cũng in trên báo Văn Nghệ,
trong đó có đoạn:
lặng
nghe tiếng kinh cầu
sắc
sắc không không
tôi
nghĩ về cuộc đời ba chìm bảy nổi của ông
không không không sắc sắc
ông như phượng hoàng ngang nhiên biển lớn
vượt
qua mọi giới hạn
sự
sống và cái chết
phi
thường và tầm thường
chính
danh và hư danh
lặng
nghe tiếng kinh cầu
sắc
sắc không không
tôi
nghĩ về con đường “mạnh hơn bão táp” của ông
không không không sắc sắc
dù biết từ khi sinh ra tạo hoá
đã lập trình
hình như
ông
vẫn chưa yên lòng nhắm mắt
hình như
tư
duy hư vô ông vẫn còn đang nắm bắt
tình yêu tiếng mẹ dở dang
hành trình khai mở dở dang
Phan Hoàng là thế, viết báo hay làm thơ đối với anh đều hướng tới cái nhân bản, cái cao
cả của thân phận con người, số phận dân tộc. Tờ chuyên san về nhân vật Người
Đương Thời do anh chủ biên cũng đi theo hướng ấy. Trên hành trình phong
phú và không ít chông gai của mình, nhà thơ - nhà báo Phan Hoàng đúng là người đi hái bụi vàng ký ức để góp phần
làm đẹp thêm cho quê hương, đất nước
đã sinh trưởng nên anh.
VÕ TRẦN BĂNG PHƯƠNG
(Lời
bình bộ phim chân dung Phan Hoàng
do Hãng phim TFS-HTV
thực hiện 2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét