Nhà thơ Phan Vũ nổi tiếng hào hoa. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Tập thơ mới nhất của nhà thơ Phan Vũ - Ta
còn em mở đầu bằng trường
ca Em ơi Hà Nội phố với trọn vẹn 443
câu thơ chia thành 24 khổ.
Độc giả hẳn đã
không còn xa lạ với Em ơi
Hà Nội phố qua 21 câu thơ
được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc. Trường ca Em
ơi Hà Nội phố được nhà thơ Phan Vũ viết năm 1972 tại căn gác nhỏ nhà ông
trên phố Hàng Bún, với tâm trạng ám ảnh từ lời đe dọa "sẽ đưa Hà Nội trở về
thời kỳ đồ đá"của Mỹ khi đưa B52 bắn phá thủ đô.
Phan Vũ không
chỉ là nhà thơ, ông còn là đạo diễn, biên kịch và họa sĩ. Bởi vậy thơ ông đầy chất họa. Ông từng kể ngày trước
hay cùng với họa sĩ Bùi Xuân Phái lang thang Hà Nội, Bùi Xuân Phái vẽ phố còn
ông thì nghĩ về phố.
24 khổ thơ của
Em ơi Hà Nội phố được ví như 24 bức họa
về Hà Nội, vẽ từ chính kí ức và kỉ niệm của nhà thơ với thủ đô. Trong đau
thương và khốc liệt, ông chắt lọc những gì đẹp nhất, yên bình, lãng mạn
và thanh lịch nhất của Hà Nội để gửi gắm vào vần thơ.
Đạo diễn Đặng
Nhật Minh, người từng thân thiết với nhà thơ Phan Vũ ngày cả hai cùng sinh hoạt
tại phòng Đạo diễn ở Hãng phim truyện Việt Nam chia sẻ: "Những gì
anh Phan Vũ đưa vào thơ đều xuất
phát từ chính cuộc sống anh.
Như hình
ảnh "Mùa Đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ", ngày trước Phan Vũ có thầm mến một cô gái chơi
dương cầm sống trên phố Chân Cầm, gần nhà máy điện Yên Phụ".
Ngày đó nhà
thơ Phan Vũ thường cùng đạo diễn Đặng Nhật Minh tản bộ từ trụ sỡ Hãng
phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê về nhà ông ở Hàng Bún. Mỗi lần như vậy, Phan Vũ lại đọc thơ và tâm sự với đạo
diễn Đặng Nhật Minh. Trong đó không thiếu những câu chuyện về các bóng hồng.
"Phan Vũ
yêu vợ, yêu cả những cô gái đẹp. Nói thế có vẻ mâu thuẫn nhưng những cô gái đẹp
là nguồn cảm hứng cho chất lãng mạn của thơ Phan Vũ. Tôi biết ông chỉ yêu mến họ chứ không
phải kiểu lăng nhăng", đạo diễn Đặng Nhật Minh kể.
Nhà thơ Phan
Vũ vốn nổi tiếng là người lãng tử đào hoa, người mà "bằng chất giọng trầm ấm kể chuyện tình
thì các cô gái cứ chết mê chết mệt", theo lời NPB Phạm Xuân Nguyên.
Song ông cũng nổi tiếng không kém với cuộc hôn nhân đẹp
cùng người vợ đầu tiên, diễn viên
Phi Nga (người đóng vai chính trong phim truyện điện ảnh cách mạng đầu tiên của
Việt Nam - Chung một dòng sông). Gần 10 năm cuối đời, Phi Nga bị bệnh
tim và tai biến mạch máu não không thể tự đi lại, chính Phan Vũ là người bên cạnh chăm sóc, cõng vợ đến
tất cả các buổi sinh hoạt văn nghệ.
Mãi đến 30 năm sau khi Phi Nga qua đời, ông mới bước vào
cuộc hôn nhân thứ 2 với Diễm Chi. Ngày ấy Phan Vũ 73 tuổi còn Diễm Chi 37.
Phan Vũ là người
tài hoa, am hiểu văn hóa sâu sắc. Bởi thế sẽ thật thiệt thòi nếu chỉ biết
đến ông qua Em ơi Hà Nội phố.
Phần 2 của tập thơ Ta còn em giới thiệu những tác phẩm
đặc sắc của Phan Vũ nhưng chưa có "nhân duyên" được biết đến rộng
rãi, xoay quanh 3 chủ đề: tình yêu, thế sự, những bức chân dung tự họa bằng thơ.
Nhà thơ Dương
Tường nhận xét: "Nghệ thuật của Phan Vũ để lại trong lòng công
chúng một ấn tượng động mà át âm, là
một vị ngọt ngào thơ man mác tình. Tình trong thơ Phan Vũ không chỉ là tình yêu nam nữ mà mở
rộng ra đến biên độ mênh mông, cho nên tiếng "em" trong thơ Phan Vũ thật đa nghĩa và đầy cộng
âm".
Khi ở tuổi
ngoài 90, Phan Vũ vẫn vẽ tranh, làm thơ bằng điện thoại rồi đăng lên facebook,
1 2 năm trước vẫn chạy xe máy. Nhưng có mong ước cháy bỏng thì ông lại
chưa thực hiện được, và có lẽ sẽ khó
để làm được nữa, đó là "ra Hà Nội đọc thơ một lần".
Buổi ra mắt
thơ Phan Vũ dù vắng bóng "nhân vật chính", bạn bè văn chương của ông
và các khán giả vẫn biết cách lấp đầy khoảng trống ấy bằng những câu chuyện và
cảm nhận riêng trong niềm cảm mến sâu sắc dành cho ông.
Phan Vũ, một gã
lãng tử hào hoa, "gã du canh" với nghệ thuật. Một người chỉ ghé chân qua Hà Nội nhưng lại khiến cho những
người con thủ đô phải giật mình nhận ra mình chưa hiểu gì về Hà Nội.
ĐÔNG HÀ
Theo TT&VH
XEM BÀI KHÁC:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét